Hai cái tên sáng giá nhất trong thị trường sàn giao dịch hiện nay là sàn Binance và sàn Coinbase. Cả hai đã và đang chứng tỏ thực lực của mình ở thị trường Mỹ khi đáp ứng tốt các nhu cầu của thị trường tiền ảo lớn nhất Thế giới này. Hầu hết những người biết đến tiền điện tử đều hơn một lần đứng trước lựa chọn nên tham gia Coinbase hay Binance, cái nào vượt trội hơn cái còn lại. Bài viết dưới đây sẽ thực hiện việc so sánh hai sàn tiền ảo này thông qua các tiêu chí như tính năng, phí, nền tảng giao dịch, độ bảo mật,…để đưa ra câu trả lời chính xác nhất liệu một rừng có thể có hai hổ hay không?
Sàn Binance ra đời năm 2017 bởi cựu CTO Changpeng Zhao (CZ) của OKCoin, người đã huy động 15 triệu đô la Mỹ để tài trợ cho công ty thông qua dự án ICO. Token được bán là Binance Coin (BNB) với mục đích ban đầu dùng để chiết khấu phí giao dịch cho những khách hàng có token trong ví của sàn giao dịch. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn Binance đã đánh bật một số sàn giao dịch để giành lấy thị phần từ Bittrex, Poloniex và các nền tảng tập trung vào altcoin tương tự. Sàn giao dịch Binance đã tạo dựng được danh tiếng nhờ vào các altcoin.
Tháng 9/2019, Binance chính thức ra mắt Binance US, một phiên bản của sàn giao dịch dành riêng cho khách hàng ở Hoa Kỳ. Sở dĩ Binance phải cho ra mặt phiên bản Binance US tại xứ sở cờ hoa là do việc vận hành một sàn giao dịch tiền điện tử tuân thủ ở Hoa Kỳ là thách thức. Vì thế, Binance US là phiên bản thu nhỏ của sàn giao dịch Binance ‘nguyên bản’, với các yêu cầu về Xác minh danh tính khách hàng (KYC) và Chống rửa tiền (AML) nghiêm ngặt hơn, ít cặp giao dịch hơn cũng như không có giao dịch margin.
Sàn Coinbase được biết đến là sàn giao dịch lâu đời nhất trong ngành với hơn 30 triệu khách hàng. Nền tảng được Brian Armstrong và Fred Ehrsam thành lập vào năm 2012 và có trụ sở tại San Francisco, Hoa Kỳ. Coinbase đã huy động được khoảng 550 triệu đô la Mỹ kể từ khi thành lập từ một số nhà đầu tư nổi tiếng. Sàn Coinbase cũng là tổ chức tiền điện tử đầu tiên trở thành ‘kỳ lân’ – công ty được định giá hơn 1 tỷ đô la Mỹ.
Coinbase cung cấp dịch vụ mua và bán tức thì trên trang web chính, trong khi giao dịch diễn ra dưới thương hiệu Coinbase Pro (trước đây gọi là GDAX), cung cấp nhiều loại coin hơn. Kể từ khi công ty được thành lập, việc tuân thủ các quy định luôn là ưu tiên hàng đầu. Do đó, các chính sách KYC và AML của sàn giao dịch này là một trong những chính sách nghiêm ngặt nhất trong ngành.
Coinbase được thiết kế dành cho những người mới làm quen với quá trình giao dịch tiền điện tử vì nó có giao diện khá dễ dàng và thân thiện. Tuy nhiên trên thực tế, giao dịch quyền chọn và giao dịch ký quỹ không được hỗ trợ, thay vào đó, bạn chỉ có thể mua và bán tài sản kỹ thuật số.
Ngược lại, Binance dành cho các chuyên gia đã có kinh nghiệm trong giao dịch tiền điện tử. Một số người dùng cho rằng lượng thông tin có sẵn trên bảng điều khiển khiến những người mới cảm thấy hoang mang. Binance khắc phục nhược điểm này bằng cách tạo ra “Chế độ xem nâng cao” và “Chế độ xem cơ bản”.
Hạn mức giao dịch
Cả hai nền tảng đều yêu cầu chi tiết thông tin cá nhân và giấy tờ tùy thân (kèm theo ảnh) trước khi bạn được xác minh trên nền tảng. Trên Coinbase, ba yếu tố chính xác định giới hạn chuyển tiền của bạn:
Hồ sơ theo dõi các giao dịch
Tài khoản của bạn đã tồn tại trong bao lâu
Mức độ xác minh của bạn
Với một tài khoản Hoa Kỳ đã được xác minh, bạn có thể thực hiện các giao dịch trị giá 5.000 đô la trong một tuần. Bạn cũng nhận được giới hạn $ 50 trên thẻ của mình. Lưu ý rằng số tiền tối đa bạn có thể gửi thấp hơn nhiều. Nếu bạn chọn gửi tiền bằng tài khoản ngân hàng, bạn có thể phải đợi khoảng bốn hoặc năm ngày. Ngược lại, nếu bạn sử dụng thẻ của mình, nó sẽ có hiệu lực ngay lập tức.
Khác với Coinbase, sàn Binance cung cấp các giới hạn linh hoạt hơn. Giới hạn rút tiền của bạn phụ thuộc vào việc bạn có được xác minh hay không. Nếu đã thực hiện việc xác minh, bạn có giới hạn hàng ngày là 50 BTC. Nếu chưa được xác minh, bạn chỉ có thể thực hiện các giao dịch dưới hai BTC.
Số lượng coin được hỗ trợ
Hiện tại sàn Binance hỗ trợ hơn 466 cặp coin, đây là một con số khổng lồ mà chưa sàn tiền ảo nào có thể vượt qua. Ngoài các đồng tiền ảo phổ biến thì hầu hết các đồng altcoin mà bạn muốn giao dịch đầu có thể tìm kiếm trên sàn tiền ảo này.
Tại Coinbase, nhà giao dịch chỉ được mua/bán và trao đổi 17 loại tiền điện tử, trong đó có BTC, ETH, LTC, XRP, BCH, USDC, EOS, LTC… là những loại coin/token phổ biến và có khối lượng giao dịch lớn nhất hiện nay.
Phí giao dịch trên sàn Binance và sàn Coinbase
Hình thức tính phí của sàn Binance được áp dụng theo cấp độ phụ thuộc vào khối lượng giao dịch của người dùng trong khoảng thời gian 30 ngày sau đó. Đối với các tài khoản đã giao dịch dưới 50.000 đô la Mỹ trong thời gian 30 ngày trước đó, Binance tính phí 0.1% cho giao dịch giao ngay (với cả người tạo và người nhận), phí 0.5% cho mua/bán tức thì và giảm giá 25% nếu thanh toán bằng BNB.
Coinbase Pro áp dụng biểu phí theo từng cấp phụ thuộc vào khối lượng giao dịch của người dùng trong khoảng thời gian 30 ngày sau đó. Đối với tài khoản đã giao dịch dưới 10.000 đô la trong khoảng thời gian 30 ngày trước đó, Coinbase Pro tính phí 0.5% cho cả người nhận và người tạo.
Tính năng bảo mật
Xét về góc độ bảo mật, Coinbase đang thực hiện rất tốt nhiệm vụ này khi cung cấp cho người dùng các giải pháp lưu trữ và quản lý sao lưu ngoại tuyến. Sàn Coinbase đã đầu tư khá nhiều tiền bạc để phát triển và duy trì hệ thống bảo mật an toàn. Hơn nữa, tại Hoa Kỳ, Coinbase được hỗ trợ bảo hiểm FDIC lên đến 250.000 USD để bảo vệ tài sản người dùng trước những rủi ro (tuy nhiên thì nó chỉ được dành cho những người ở Hoa Kỳ). Coinbase hiện đang được cấp phép hoạt động ở 38 tiểu bang ở Hoa Kỳ và có giấy phép chuyển tiền ở hầu hết các tiểu bang được yêu cầu. Bên cạnh đó, sàn Coinbase cũng được hỗ trợ kiểm toán thường xuyên các hoạt động tài chính tổng thể, các hoạt động quản lý dự trữ và kiểm tra nền tảng toàn diện cho tất cả các nhân viên quản lý.
Tính năng bảo mật của sàn Binance hiện nay cũng được đáng giá khá cao sau các hoạt động nâng cấp, cải tiến. Hầu hết các biện pháp bảo mật cơ bản nhất như xác thực hai yếu tố (2FA), xác thực SMS đều được sàn áp dụng. Đặc biệt, Binance vừa chi triển khai tăng cường bảo mật bằng cách giới thiệu phương pháp xác thực Universal 2nd Factor (U2F), đây là phiên bản nâng cấp của 2FA nhằm hạn chế các truy cập trái phép với tài khoản của người dùng. Tuy nhiên, nếu để so sánh với độ uy tín và bảo mật của Coinbase thì Binance vẫn còn ở thế yếu hơn.
Cuối cùng, nên chọn sàn Binance hay sàn Coinbase?
Để dưa ra lựa chọn nên tham gia sàn giao dịch nào thì phần lớn các trader sẽ phải dựa vào nhu cầu giao dịch hoặc mục đích đầu tư của mình. Ví dụ, đối với những nhà giao dịch muốn mua bán nhiều loại tiền điện tử khác nhau với mức phí hợp lý thì Binance có thể là lựa chọn hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, danh tiếng và mức độ tuân thủ quy định của Coinbase lại là lựa chọn vô cùng phù hợp hơn với các trader tổ chức và những người không thích rủi ro. Với những lợi thế riêng biệt đó, hiện nay đã có nhiều nhà đầu tư chọn giải pháp mở tài khoản trên cả hai sàn giao dịch này để trải nghiệm được hết các tính năng tốt nhất của từng sàn.
Lời kết
Trên đây là nội dung so sánh một số yếu tố cơ bản giữa hai sàn Binance và Coinbase. Đến thời điểm hiện tại, có thể vẫn chưa chọn ra vị thế số 1 thuộc về sàn giao dịch nào, tuy nhiên những ưu điểm của các hai sàn tiền ảo này nhìn chung đều phục vụ rất tốt cho nhu cầu giao dịch của người dùng. Bạn có thể dựa vào nhu cầu giao dịch của mình để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất hoặc sử dụng cách mà chúng tôi đã gợi ý ở trên là mở tài khoản ở cả hai nền tảng.
Nên chọn sàn Binance hay Coinbase
Binance và Binance USSàn Binance ra đời năm 2017 bởi cựu CTO Changpeng Zhao (CZ) của OKCoin, người đã huy động 15 triệu đô la Mỹ để tài trợ cho công ty thông qua dự án ICO. Token được bán là Binance Coin (BNB) với mục đích ban đầu dùng để chiết khấu phí giao dịch cho những khách hàng có token trong ví của sàn giao dịch. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn Binance đã đánh bật một số sàn giao dịch để giành lấy thị phần từ Bittrex, Poloniex và các nền tảng tập trung vào altcoin tương tự. Sàn giao dịch Binance đã tạo dựng được danh tiếng nhờ vào các altcoin.
Tháng 9/2019, Binance chính thức ra mắt Binance US, một phiên bản của sàn giao dịch dành riêng cho khách hàng ở Hoa Kỳ. Sở dĩ Binance phải cho ra mặt phiên bản Binance US tại xứ sở cờ hoa là do việc vận hành một sàn giao dịch tiền điện tử tuân thủ ở Hoa Kỳ là thách thức. Vì thế, Binance US là phiên bản thu nhỏ của sàn giao dịch Binance ‘nguyên bản’, với các yêu cầu về Xác minh danh tính khách hàng (KYC) và Chống rửa tiền (AML) nghiêm ngặt hơn, ít cặp giao dịch hơn cũng như không có giao dịch margin.
Sàn Coinbase được biết đến là sàn giao dịch lâu đời nhất trong ngành với hơn 30 triệu khách hàng. Nền tảng được Brian Armstrong và Fred Ehrsam thành lập vào năm 2012 và có trụ sở tại San Francisco, Hoa Kỳ. Coinbase đã huy động được khoảng 550 triệu đô la Mỹ kể từ khi thành lập từ một số nhà đầu tư nổi tiếng. Sàn Coinbase cũng là tổ chức tiền điện tử đầu tiên trở thành ‘kỳ lân’ – công ty được định giá hơn 1 tỷ đô la Mỹ.
Coinbase cung cấp dịch vụ mua và bán tức thì trên trang web chính, trong khi giao dịch diễn ra dưới thương hiệu Coinbase Pro (trước đây gọi là GDAX), cung cấp nhiều loại coin hơn. Kể từ khi công ty được thành lập, việc tuân thủ các quy định luôn là ưu tiên hàng đầu. Do đó, các chính sách KYC và AML của sàn giao dịch này là một trong những chính sách nghiêm ngặt nhất trong ngành.
So sánh các tiêu chí của hai sàn giao dịch này
Giao diện người dùngCoinbase được thiết kế dành cho những người mới làm quen với quá trình giao dịch tiền điện tử vì nó có giao diện khá dễ dàng và thân thiện. Tuy nhiên trên thực tế, giao dịch quyền chọn và giao dịch ký quỹ không được hỗ trợ, thay vào đó, bạn chỉ có thể mua và bán tài sản kỹ thuật số.
Ngược lại, Binance dành cho các chuyên gia đã có kinh nghiệm trong giao dịch tiền điện tử. Một số người dùng cho rằng lượng thông tin có sẵn trên bảng điều khiển khiến những người mới cảm thấy hoang mang. Binance khắc phục nhược điểm này bằng cách tạo ra “Chế độ xem nâng cao” và “Chế độ xem cơ bản”.
Hạn mức giao dịch
Cả hai nền tảng đều yêu cầu chi tiết thông tin cá nhân và giấy tờ tùy thân (kèm theo ảnh) trước khi bạn được xác minh trên nền tảng. Trên Coinbase, ba yếu tố chính xác định giới hạn chuyển tiền của bạn:
Hồ sơ theo dõi các giao dịch
Tài khoản của bạn đã tồn tại trong bao lâu
Mức độ xác minh của bạn
Với một tài khoản Hoa Kỳ đã được xác minh, bạn có thể thực hiện các giao dịch trị giá 5.000 đô la trong một tuần. Bạn cũng nhận được giới hạn $ 50 trên thẻ của mình. Lưu ý rằng số tiền tối đa bạn có thể gửi thấp hơn nhiều. Nếu bạn chọn gửi tiền bằng tài khoản ngân hàng, bạn có thể phải đợi khoảng bốn hoặc năm ngày. Ngược lại, nếu bạn sử dụng thẻ của mình, nó sẽ có hiệu lực ngay lập tức.
Khác với Coinbase, sàn Binance cung cấp các giới hạn linh hoạt hơn. Giới hạn rút tiền của bạn phụ thuộc vào việc bạn có được xác minh hay không. Nếu đã thực hiện việc xác minh, bạn có giới hạn hàng ngày là 50 BTC. Nếu chưa được xác minh, bạn chỉ có thể thực hiện các giao dịch dưới hai BTC.
Số lượng coin được hỗ trợ
Hiện tại sàn Binance hỗ trợ hơn 466 cặp coin, đây là một con số khổng lồ mà chưa sàn tiền ảo nào có thể vượt qua. Ngoài các đồng tiền ảo phổ biến thì hầu hết các đồng altcoin mà bạn muốn giao dịch đầu có thể tìm kiếm trên sàn tiền ảo này.
Tại Coinbase, nhà giao dịch chỉ được mua/bán và trao đổi 17 loại tiền điện tử, trong đó có BTC, ETH, LTC, XRP, BCH, USDC, EOS, LTC… là những loại coin/token phổ biến và có khối lượng giao dịch lớn nhất hiện nay.
Phí giao dịch trên sàn Binance và sàn Coinbase
Hình thức tính phí của sàn Binance được áp dụng theo cấp độ phụ thuộc vào khối lượng giao dịch của người dùng trong khoảng thời gian 30 ngày sau đó. Đối với các tài khoản đã giao dịch dưới 50.000 đô la Mỹ trong thời gian 30 ngày trước đó, Binance tính phí 0.1% cho giao dịch giao ngay (với cả người tạo và người nhận), phí 0.5% cho mua/bán tức thì và giảm giá 25% nếu thanh toán bằng BNB.
Coinbase Pro áp dụng biểu phí theo từng cấp phụ thuộc vào khối lượng giao dịch của người dùng trong khoảng thời gian 30 ngày sau đó. Đối với tài khoản đã giao dịch dưới 10.000 đô la trong khoảng thời gian 30 ngày trước đó, Coinbase Pro tính phí 0.5% cho cả người nhận và người tạo.
Tính năng bảo mật
Xét về góc độ bảo mật, Coinbase đang thực hiện rất tốt nhiệm vụ này khi cung cấp cho người dùng các giải pháp lưu trữ và quản lý sao lưu ngoại tuyến. Sàn Coinbase đã đầu tư khá nhiều tiền bạc để phát triển và duy trì hệ thống bảo mật an toàn. Hơn nữa, tại Hoa Kỳ, Coinbase được hỗ trợ bảo hiểm FDIC lên đến 250.000 USD để bảo vệ tài sản người dùng trước những rủi ro (tuy nhiên thì nó chỉ được dành cho những người ở Hoa Kỳ). Coinbase hiện đang được cấp phép hoạt động ở 38 tiểu bang ở Hoa Kỳ và có giấy phép chuyển tiền ở hầu hết các tiểu bang được yêu cầu. Bên cạnh đó, sàn Coinbase cũng được hỗ trợ kiểm toán thường xuyên các hoạt động tài chính tổng thể, các hoạt động quản lý dự trữ và kiểm tra nền tảng toàn diện cho tất cả các nhân viên quản lý.
Tính năng bảo mật của sàn Binance hiện nay cũng được đáng giá khá cao sau các hoạt động nâng cấp, cải tiến. Hầu hết các biện pháp bảo mật cơ bản nhất như xác thực hai yếu tố (2FA), xác thực SMS đều được sàn áp dụng. Đặc biệt, Binance vừa chi triển khai tăng cường bảo mật bằng cách giới thiệu phương pháp xác thực Universal 2nd Factor (U2F), đây là phiên bản nâng cấp của 2FA nhằm hạn chế các truy cập trái phép với tài khoản của người dùng. Tuy nhiên, nếu để so sánh với độ uy tín và bảo mật của Coinbase thì Binance vẫn còn ở thế yếu hơn.
Cuối cùng, nên chọn sàn Binance hay sàn Coinbase?
Để dưa ra lựa chọn nên tham gia sàn giao dịch nào thì phần lớn các trader sẽ phải dựa vào nhu cầu giao dịch hoặc mục đích đầu tư của mình. Ví dụ, đối với những nhà giao dịch muốn mua bán nhiều loại tiền điện tử khác nhau với mức phí hợp lý thì Binance có thể là lựa chọn hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, danh tiếng và mức độ tuân thủ quy định của Coinbase lại là lựa chọn vô cùng phù hợp hơn với các trader tổ chức và những người không thích rủi ro. Với những lợi thế riêng biệt đó, hiện nay đã có nhiều nhà đầu tư chọn giải pháp mở tài khoản trên cả hai sàn giao dịch này để trải nghiệm được hết các tính năng tốt nhất của từng sàn.
Lời kết
Trên đây là nội dung so sánh một số yếu tố cơ bản giữa hai sàn Binance và Coinbase. Đến thời điểm hiện tại, có thể vẫn chưa chọn ra vị thế số 1 thuộc về sàn giao dịch nào, tuy nhiên những ưu điểm của các hai sàn tiền ảo này nhìn chung đều phục vụ rất tốt cho nhu cầu giao dịch của người dùng. Bạn có thể dựa vào nhu cầu giao dịch của mình để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất hoặc sử dụng cách mà chúng tôi đã gợi ý ở trên là mở tài khoản ở cả hai nền tảng.